Cải cách hệ thống hành chính tỉnh thành Cải cách hành chính Việt Nam 2016–2020

Bỏ nhiều cấp Hội đồng nhân dân

Quốc hội cho ý kiến về thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp phường tại Hà Nội: Ngày 29/10/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết trên.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn trong phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính quyền đô thị trên cả nước[2]

Sáp nhập nhiều tỉnh thành

Từ tháng 11/2019, Bộ Nội vụ đã có đề án và yêu cầu 35 tỉnh, thành sớm trình đề án sáp nhập huyện, xã[3]. Theo đề án của Bộ Nội vụ trình, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để 35 tỉnh, thành phố còn lại trình Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021. Đề án này tính trên diện rộng và quy mô toàn quốc, song có chia ra bước đi cụ thể.

Trong kỳ họp mùa Xuân năm sau, ngày 11/01/2020 Quốc hội thông qua việc Thông qua việc sáp nhập huyện, xã của 18 tỉnh, thành. 18 tỉnh, thành bao gồm: Bình Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Hậu Giang, Lai Châu, Tiền Giang, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Yên Bái, Bắc Kạn, Bến Tre, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc.

Chính phủ cũng trình hồ sơ sắp xếp 12 đơn vị cấp huyện để giảm 4 đơn vị cấp huyện và 223 đơn vị cấp xã để giảm 109 đơn vị cấp xã.Trong số này, đáng lưu ý là tỉnh Cao Bằng sẽ sắp xếp 6 đơn vị cấp huyện để giảm 3 đơn vị cấp huyện và 76 xã để giảm 38 đơn vị cấp xã. Tại tỉnh Quảng Ngãi sẽ giải thể 3 đơn vị cấp xã thuộc huyện đảo Lý Sơn. Sau khi thực hiện giải thể thì huyện đảo Lý Sơn không còn đơn vị cấp xã trực thuộc[4].

Sáp nhập và bỏ nhiều đơn vị cấp xã, phường, thị trấn

Tại nhiều tỉnh, đã thông qua nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, hường, thị trấn. Như tại tỉnh Thanh Hóa, sau khi sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn và điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã thành 67 xã, phường, thị trấn; thành lập 1 thị trấn mới trên cơ sở nguyên trạng xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, toàn tỉnh còn 559 ĐVHC cấp xã (giảm 76/143 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn tức hơn 50%)[5].

Tỉnh Hà Tĩnh cũng giảm được 46 đơn vị cấp xã. Toàn quốc theo kế hoạch tại 45 tỉnh, thành phố sẽ thực hiện sáp nhập cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, qua đó giảm được 6 huyện, 560 xã.[6].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cải cách hành chính Việt Nam 2016–2020 http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/su-dung-hop-... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/diem-tin/yeu-ca... https://web.archive.org/web/20200212163932/http://... https://web.archive.org/web/20200506102731/https:/... https://baodautu.vn/quoc-hoi-cho-y-kien-ve-thi-die... https://laodong.vn/xa-hoi/chua-co-phuong-an-xu-ly-... https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/cap-the-can-cuoc... https://nhadautu.vn/de-xuat-hop-nhat-5-doan-the-ch... https://plo.vn/thoi-su/co-the-bo-so-ho-khau-bang-g...